WE ARE CEE

CENTER ELECTRICAL ENGINEERING

Mobile, Embedded System, PCB Layout, Robotics and UAV

Nghiên cứu & Chuyển giao CN

GIẢI PHÁP TÍCH HỢP CÁC MÁY XÉT NGHIỆM Y TẾ VÀO HỆ THỐNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

I. Giới thiệu

Trong những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là công tác khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế trên cả nước có nhiều chuyển biến tích cực. Trình độ cán bộ y tế đã từng bước được nâng cao qua đào tạo, tập huấn; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chuẩn đoán, điều trị đã được quan tâm đầu tư từ ngân sách của Nhà Nước và hoạt động xã hội. Ngành y tế cũng đã có nhiều sự cố gắng trong việc thực hiện chương trình 527, chỉ thị 06/2007/CT-BYT về việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Mặc dù vậy quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn do các nguyên nhân khách quan, đơn cứ là quy trình thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng. Bệnh nhân khi đăng ký xét nghiệm thường trải qua khá nhiều giai đoạn từ việc làm thủ tục đăng ký, lấy mẫu đến việc chờ kết quả xét nghiệm đều mất khá nhiều thời gian khiến cho người bệnh phải chờ lâu và cũng vì thế thường phát sinh tình trạng quá tải bệnh nhân tại phòng chờ.

Hình 1. Quy trình xét nghiệm Cận lâm sàng

Hình 1 minh họa cho quy trình xét nghiệm cận lâm sáng, theo đó các máy xét nghiệm chỉ được sử dụng để làm các phân tích và in ra các thông số kết quả trên máy in tích hợp sẵn trong máy xét nghiệm. Sau đó, để lưu lại các thông số này vào hồ sơ bệnh án của bệnh nhân trong hệ thống quản lý bệnh viện thì các Y, Bác sĩ cần phải thực hiện theo thao tác nhập liệu bằng tay trên máy tính và chờ các kết quả này vào hệ thống cơ sở dữ liệu thì bệnh nhân mới có thể thực hiện thủ tục thanh toán. Với những xét nghiệm nhanh càng phức tạp thì có càng nhiều chỉ số sinh hóa cần phải thu nhập và vì thế quá trình nhập liệu càng tốn thời gian. Trước thực tại này, tác giả đã xây dựng thành công giải pháp tích hợp các máy xét nghiệm vào hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện nhằm loại bỏ các khâu gây mất thời gian trong việc thực hiện các thủ tục xét nghiệm từ đó giảm thiểu đáng kể thời gian chờ khám bệnh của bệnh nhân. Bài báo này tập trung phân tích và đưa ra hướng giải quyết nhằm giảm thời gian thực hiện của quy trình xét nghiệm cận lâm sàn.

II. Phân tích hệ thống

 

                

Hình 2. Cổng COM trên máy xét nghiệm với 9 chân tín hiệu theo thứ tự

Để phục vụ cho các xét nghiệm cận lâm sáng, nhiều máy y tế đã dược đưa vào sử dụng như: Máy thử nước tiểu (Urit-50, Urometer 120…), Máy xét nghiệm máy Sysmex KX-21, Máy sinh hóa Erba Mannheim XL-200, Máy sinh hóa tự đông Roche-Hitachi 911… . Qua khảo sát, hầu hết các mát xét nghiệm này đều có cổng COM (xem hình 2) hỗ trợ giao tiếp chuẩn RS232, một chuẩn truyền dữ liệu nối tiếp giữa máy tính và các thiết bị ngoại vi. Điều này cho thấy ngoài việc in kết quả trên giấy, các máy y tế này đồng thời cũng gởi dữ liệu xét nghiệm ra cổng COM, như vật ta có thể truy xuất các dữ liệu này từ máy tính thông qua một liên kết tới cổng COM.

Ngoài việc tăng cường sử dụng các mát xét nghiệm hỗ trợ công tác chuẩn đoán và điều trị, các bệnh viện cũng đã đưa vào sử dụng hệ phần mềm quản lý bệnh viện theo mô hình Client-Server. Cơ sở dữ liệu bệnh nhân, thuốc,.. được lưu trữ tại một máy chủ để tất cả các khoa và phòng ban có thể truy cập xem và chỉnh sửa.

Như vậy chỉ cần một máy tính kết nối với mát xét nghiệm qua giao tiếp trên cổng COM, máy tính thực hiện nhiệm vụ nhận các dữ liệu từ máy xét nghiệm; phân tích và lọc các chỉ số cần thiết, sau đó gởi các chỉ số này lên Server thì tất cả các đơn vị khác trong bệnh viện có thể truy xuất và xem chúng một các dễ dàng, nhanh chóng.

Còn tiếp...............

                                                                                   Th.S Trần Lê Thăng Đồng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Energy-Efficient Unmanned Aerial Vehicle (UAV) Surveillance Utilizing Artificial Intelligence (AI)

Recently, unmanned aerial vehicles (UAVs) have enhanced connectivity and ...

Preparation of Papers in Two Column Format for the ICSES Transactions and Conferences

Today, airports are quickly deploying self-service technologies as a ...

Robot Navigation Using FPGA Based Moving Object Tracking System

The paper describes an object tracking robot system implemented on FPGA. The ...

Trajectory Tracking Control of the Nonholonomic Mobile Robot using Torque Method and Neural Network

This paper deals with the problem of tracking control of the mobile robot with ...